Mục Lục

Tin Tức

Tài xỉu go88

Vị Trí:Cách tải Hit Club trên điện thoại > Tài xỉu go88 > Ký ức của những nhà giáo đi B

Ký ức của những nhà giáo đi B

Cập Nhật:2024-12-20 19:33    Lượt Xem:178

Ký ức của những nhà giáo đi B

60 năm trước, nhiều giáo viên, sinh viên sư phạm "không biết sợ chết là gì", đi bộ nhiều tháng trời vào chi viện cho chiến trường miền Nam.

Những kỷ niệm về một thời kỳ gian khó, hiểm nguy được nhiều nhà giáo ôn lại tại buổi gặp mặt do Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM tổ chức, ngày 11/11, nhân dịp 42 năm ngày nhà giáo Việt Nam.

Ông Trịnh Hồng Sơn, 90 tuổi, giải thích "nhà giáo đi B" chỉ những nhà giáo, sinh viên miền Bắc vào chiến trường miền Nam dạy học và chiến đấu trong kháng chiến chống Mỹ.

Đi B từ năm 1964, ông vẫn nhớ khi tập trung ở Phú Thọ, đoàn được Tổng bí thư Lê Duẩn, nhà thơ Tố Hữu, Bộ trưởng Phạm Ngọc Thạch đến thăm và động viên. Những người đi cùng ông Sơn ngày đó là giảng viên, sinh viên mới tốt nghiệp Đại học Tổng hợp (nay là trường Đại học Khoa học Tự nhiên) và Sư phạm Hà Nội.

"Với nhiệt huyết tuổi trẻ và lòng yêu nước, chúng tôi chỉ có một tâm nguyện là đi thật nhanh để sớm có mặt ở miền Nam, cùng đồng bào chiến đấu", thầy Sơn kể.

Nhà giáo Trịnh Hồng Sơn chia sẻ tại buổi gặp mặt nhà giáo đi B, sáng 11/11. Ảnh: Thu Hường

Nhà giáo Trịnh Hồng Sơn chia sẻ tại buổi gặp mặt nhà giáo đi B, sáng 11/11. Ảnh: Thu Hường

Ông Sơn kể đoàn di chuyển vào Nam mất hơn hai tháng, đối mặt với nhiều gian khổ.

"Có khi đang đi thì gặp trận càn hoặc bị địch ném bom, hiểm nguy rình rập từng bước chân. Chúng tôi vượt Trường Sơn là nhờ ý chí", ông nhớ lại.

Vào chiến trường miền Nam, nhiều nhà giáo chuyển sang phục vụ quân đội, trực tiếp cầm súng chiến đấu. Ông và một số người khác hoạt động ở rừng Tây Ninh, viết sách giáo khoa cho người dân, cán bộ khu vực giải phóng.

Bà Nguyễn Thị Yến Thu, Phó chủ tịch Hội Cựu giáo chức, kể viết đơn tình nguyện đi B khi 25 tuổi, vừa tốt nghiệp ngành Sư phạm Ngữ văn của Đại học Sư phạm Hà Nội. Trước đó, bà là lứa học sinh miền Nam được điều động ra Bắc học tập.

"Tôi quay về là lẽ đương nhiên, bói tình yêu qua 2 cái tên nhưng khâm phục nhất là nhiều anh chị em không quen biết ai, ty so 7m chưa từng đặt chân đến miền Nam, tylekeo88 gác lại gia đình để sẵn sàng lên đường", bà nói.

Trong ký ức của bà, đoàn đi B là những chàng trai, cô gái vừa tốt nghiệp đại học nên còn "khờ khạo". Khi đến sông Nhật Lệ, Quảng Bình, còn bao nhiêu tiền, bà và các bạn mua gà vì nghĩ sau này ở rừng không dùng được. Đoàn đi bộ lên đỉnh núi, máy bay địch quần thảo trên đầu, còn đàn gà kêu vang. Lúc này, mọi người mới sợ bị địch phát hiện.

"Đội trưởng nói chết tới nơi rồi mà còn gà qué, chúng tôi chỉ biết ngồi cười vì lúc đó có biết sợ chết là gì", bà Thu nhớ lại.

Bà kể trên đường đi có những lúc hết gạo,Sunwin go88 cả đoàn ngồi dưới gốc cây kơ nia đập quả ăn cầm hơi. Hay khi vào rừng, vì khan hiếm nước ngọt nên tìm được một vũng nước đen ngòm mà bà phải nhắm mắt uống.

Bà cho biết khi ra đi, không ai nghĩ đến việc ghi công, tất cả quyết tâm vì miền Nam. Sau khi đến chiến trường khu D (Đồng Nai), bà và đồng đội hoạt động trong rừng, vừa dạy bổ túc văn hóa cho cán bộ cách mạng vừa chiến đấu trong những trận địch càn quét. Hòa bình lập lại, bà quay về làm giáo viên.

Những nhà giáo đi B hàn huyên trong ngày gặp lại. Ảnh: Trang Thư

Những nhà giáo đi B hàn huyên trong ngày gặp lại. Ảnh: Trang Thư

Ông Nguyễn Hồ Hải, Phó bí thư thường trực Thành uỷ TP HCM, cho biết ngày nay khi nhắc đến cụm từ nhà giáo đi B hay nhà giáo nội đô, nhiều bạn trẻ có thể không biết.

Những người đi B lúc đầu thuộc lực lượng vũ trang, nhưng sau khi Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam được thành lập (tháng 12/1960) và phong trào cách mạng chuyển sang một giai đoạn mới, lực lượng đi B được mở rộng gồm kỹ sư, bác sĩ, nhà giáo, văn nghệ sĩ, phóng viên.... Việc này hoàn toàn bí mật, do Ủy ban Thống nhất Trung ương quản lý. Cán bộ đi B phải gửi lại tư trang, hồ sơ, kỷ vật và toàn bộ sơ yếu lý lịch, thẻ Đoàn, Đảng, ảnh gia đình, nhật ký.

Ông cho hay trong giai đoạn 1961-1973 đã có 10 chuyến đi, hơn 2.700 thầy cô rời bục giảng các trường phổ thông, đại học ở Hà Nội và các địa phương phía Bắc. Họ vượt dãy Trường Sơn để vào miền Nam, được phân công về các chiến trường trọng yếu, từ miền Trung - Tây Nguyên đến Đông - Tây Nam Bộ và đã trở thành những "nhà giáo cầm súng".

"Họ thường xuyên đối mặt với B52, chất độc hóa học và những trận càn ác liệt của địch. Nhiều người đã anh dũng hy sinh hoặc để lại một phần thân thể trên chiến trường miền Nam, thậm chí có thầy cô đã ngã xuống ngay trước thời khắc ngày 30/4/1975 lịch sử", ông Hải cho hay.

Ông Dương Ngọc Hải, Phó chủ tịch thường trực UBND TP HCM. Ảnh: Thu Hường

Ông Nguyễn Hồ Hải, Phó bí thư thường trực Thành uỷ TP HCM. Ảnh: Thu Hường

Còn nhà giáo nội đô là những thầy, cô giáo hoạt động âm thầm trong các đô thị miền Nam. Họ góp phần quan trọng trong truyền bá tư tưởng cách mạng, khích lệ lòng yêu nước và đấu tranh bảo vệ văn hóa dân tộc ngay giữa lòng địch. Ngoài ra, họ tham gia phát triển nền giáo dục giải phóng ở các căn cứ lõm và vùng địch hậu.

Phần lớn phong trào đấu tranh của nhân dân, học sinh, sinh viên Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định đều có sự tham gia của các nhà giáo nội đô. Nhiều người bị địch phát hiện, khủng bố gắt gao buộc phải thay tên đổi họ, sống dưới nhiều vỏ bọc để hoạt động và giảng dạy. Số khác bị địch bắt, tù đày nhưng vẫn giữ vững khí tiết của người trí thức cách mạng.

Ông Hải cho hay sau khi đất nước thống nhất, thành phố đã "cố gắng làm tất cả những gì có thể" tri ân, ghi ơn những người con ưu tú từ mọi miền tổ quốc đã hy sinh vì mảnh đất này. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một số việc chưa giải quyết hết.

"Thành phố sẽ tiếp tục lắng nghe, ghi nhận và giải quyết thấu đáo trong thời gian tới", ông Hải nói.

Lệ Nguyễn



Powered by Cách tải Hit Club trên điện thoại @2013-2022 RSS sitemap HTMLsitemap

Copyright Powered by365站群 © 2013-2024